Cài đặt áp suất máy nén khí như thế nào?

Cài đặt áp suất máy nén khí không chỉ điều chỉnh áp suất theo mục đích sử dụng mà còn giúp tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả của hệ thống khí nén. Vậy cài đặt áp suất khí thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây

Máy nén khí loại nào cần được cài đặt áp suất?

Đây cũng là công đoạn cài đặt cơ bản và quan trọng nhất của máy nén khí được áp dụng cho các dòng máy nén khí piston và trục vít

Với các máy nén khí nhỏ, áp suất sẽ được cài đặt trên bộ công tắc áp suất. Còn đối với máy nén khí lớn (thường là máy nén khí trục vít http://yenphat.com/may-nen-khi-truc-vit-kobelco.html ), nó thường được thực hiện trên bảng điều khiển trung tâm. Nhưng về chức năng thì đều giống nhau.

Cài đặt áp suất thấp tốt hơn là cài đặt áp suất cao

Khi quyết định áp suất nào là tốt nhất cho bạn và máy nén khí của bạn, bạn cần nhớ cài đặt áp suất thấp nhất có thể cho ứng dụng cần đến khí nén của bạn.

Chúng tôi biết rằng hầu hết các máy nén khí đều được giới thiệu ở trong dải áp suất 7 bar (125psi) và nó đã được cài đặt khi bạn mua máy. Nhưng nếu bạn chỉ cần 5 hoặc 6 bar, tốt nhất bạn nên hạ thấp áp suất cài đặt xuống. Việc tăng áp suất sẽ tăng tiêu thụ điện năng, vì thế cài đăt áp suất ở mức thấp nhất được cho phép sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí sử dụng

Cài đặt áp suất cao quá sẽ tiêu tốn điện năng 

Với các máy nén khí piston cỡ nhỏ, việc tiết kiệm sẽ ít hơn nhưng nếu bạn có thể tiết kiệm một vài triệu tiền chi phí tiêu thụ điện năng chỉ bằng một thao tác đơn giản thì tại sao lại không thử chứ?

Áp suất mở tải và áp suất ngắt tải

Một máy nén khí luôn có chức năng cài đặt áp suất: cài đặt áp suất mở tải và áp suất nắt tải.

Điều này chỉ đơn giản là hai mốc áp suất khi máy nén khí khởi động và dừng. Máy nén sẽ dừng khi nó đạt điểm cài đặt ngắt áp cao nhất và sẽ khởi động trở lại khi áp suất tụt trở lại điểm cài đặt thấp nhất.

Áp suất cài đặt mở tải luôn thấp hơn áp suất cài đặt đóng tải. Chúng tôi gọi nó biên độ giữa việc mở và ngắt tải hay đó cũng chính là độ chênh áp.

Hướng dẫn cài đặt áp suất máy nén khí

Phụ thuộc vào model của bộ công tắc áp suất, một là bạn chỉ có thể cài đặt áp suất với một độ chênh áp cố định và hai là bạn có thể cài đặt cả áp suất và độ chênh áp theo nhu cầu sử dụng khí của bạn.

Nếu bộ công tắc áp suất cài đặt với độ chênh áp cố định, nó thường được cài đặt trong dải chênh 0,8-1bar. Bạn có thể xem thêm những hướng dẫn này trong cuốn cẩm nang hướng dẫn vận hành máy nén khí khi mua.

Độ chênh áp có thể được phát hiện khá dễ dàng: bộ chuyển đổi áp cố định chỉ có một bộ vít (một chế độ điều khiển) còn bộ chuyển đổi áp suất với độ chênh áp điều chỉnh được thì có thêm một chân vít cài đặt thứ hai nữa (hai chế độ điều khiển).

Nút điều chỉnh cài đặt công tắc áp suất

Từng bước thực hiện như sau: Khi bạn xác định được áp suất ngắt tải cũng như áp suất mở tải + độ chênh áp, tốt nhất nên thực hiện cài đặt áp suất mở tải trước.

Cài đặt áp suất mở tải máy nén khí:

– Bắt đầu từ bính chứa khí trống. Khởi động máy nén và để nó chạy cho đến khi đạt áp suất ngắt tải.
– Mở một bộ van xả khí chậm chậm để khí thoát ra ngoài. Xem áp suất tụt như thế nào.
– Đợi cho đến khi máy khởi động. Ghi chú lại áp suất. Đây là áp suất mở tải.
– Điều chỉnh áp suất mở tải với vít cài đặt to. Quay theo chiều kim đồng hồ đến áp suất ngắt tải.
– Đóng van xả khí lại. Máy nén khí sẽ hoạt động đến khi đạt được áp suất ngắt tải.

Nào, bây giờ chúng ta lặp lại chu trình đến khi chúng ta có được mốc cài đặt áp suất mở tải chính xác.

– Mở một van xả chậm chậm để khí nén thoát ra và đợi cho đến khi máy nén khởi động.
– Ghi lại áp suất tại điểm khởi động (áp suất mở tải). Điều chỉnh khi cần thiết.

Sau quy trình này bạn đã cài đặt thành công áp suất mở tải.
>> Đọc thêm: Xử lý hiện tượng áp suất thấp trong hệ thống khí nén

Cài đặt áp suất ngắt tải máy nén khí:

Quá trình này được thực hiện giống như cài đặt áp suất mở tải. Bây giờ chỉ cần vặn vít cho chế độ chênh áp. Nếu bạn không có con vít vặn này, bạn sẽ thấy một nút bật áp suất với loại điều chỉnh cố định và lúc này bạn đã thực hiện xong.

– Nhớ ghi áp suất lúc máy dừng lần cuối và bạn xem nó chạy trở lại.
– Điều chỉnh độ chênh áp tùy theo nhu cầu của bạn. Vặn theo chiều kim đồng hồ để tăng (nếu bạn muốn có một áp suất tối đa cao hơn) hoặc xoay ngược lại chiều kim đồng hồ để giảm (nếu bạn muốn áp suất tối đa thấp hơn).
– Mở van xả khí và đợi đến khi độ tụt áp đủ thấp để khởi động máy nén. Đóng van lại. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tụt áp máy nén khí
– Đợi cho đến khi máy nén dùng. Kiểm tra áp suất ngắt áp.
– Lặp lại

Như vậy, bạn có thể thấy, việc cài đặt áp suất làm việc cho máy khá đơn giản đúng không? Chỉ cần xác định được áp suất làm việc cho hệ thống của bạn, sau đó cài đặt nó trong biên độ chênh áp so với nhu cầu sử dụng khí của bạn bằng việc cài đặt áp suất mở tải và áp suất ngắt tải. Một hành động nhỏ nhưng mang lại sự tiết kiệm chi phí lớn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về van xả máy nén khí trục vít

Khảo sát những ứng dụng của máy nén khí piston trong phòng thí nghiệm

Bạn đã biết thiết kế của hệ thống máy nén khí?( Phần 1)